Volgograd
Chào mừng bạn đến với Thành phố Anh hùng Volgograd, nơi tổ chức các trận đấu của Giải vô địch bóng đá thế giới World Cup 2018!
Volgograd
Chào mừng bạn đến với Thành phố Anh hùng Volgograd, nơi tổ chức các trận đấu của Giải vô địch bóng đá thế giới World Cup 2018!
Thành phố bên bờ sông Volga vĩ đại đã hơn 70 năm nay lừng danh khắp thế giới là địa điểm từng diễn ra cuộc giao tranh đẫm máu xoay chuyển cục diện Thế chiến II. Qua thời gian và mấy lần đổi tên, Volgograd đã biến thành một trung tâm công nghiệp và thương mại chính của khu vực.
Khu định cư trên lãnh thổ Volgograd hiện đại được nhắc đến lần đầu tiên trong các tài liệu lịch sử với tên gọi Tsaritsyn vào năm 1589. Thành phố nhận được cái tên này là từ sông Tsarytsa chảy vào sông Volga.

Đến đầu thế kỷ XX tại Tsaritsyn đã có hơn 230 công xưởng và nhà máy. Như vậy, từ một thị trấn trung chuyển quá cảnh, nơi đây dần biến thành một trung tâm công nghiệp với nhiều xí nghiệp tồn tại cho đến ngày nay.

Năm 1925, trong thời gian hoạt động đại trà về đổi tên các điểm dân cư, nhằm tôn vinh công lao của Stalin trong việc chỉ huy phòng thủ thành phố thời Nội chiến, Tsaritsyn được đổi tên là Stalingrad, còn sông Tsarytsa thành Pionerka.
Từ tháng 7 năm 1942 đến tháng 2 năm 1943 ở vùng ngoại ô và trong lòng thành phố đã diễn ra một trong những trận chiến quan trọng nhất của Thế chiến II, trở thành bước ngoặt lịch sử.
1. ©Sputnik/Zelma/Trận Stalingrad. Tấn công những ngôi nhà. Tháng 11 năm 1942
2. ©Sputnik/Natalya/Những người lính Hồng quân chiến đấu trên đường phố Stalingrad
3. ©Sputnik/Zelma/Trung sĩ Pavel Goldberg, chỉ huy trung đội tiểu liên của Trung đoàn xạ kích 241 Sư đoàn Bộ binh 95 trong trận đánh ở Stalingrad
4. ©Sputnik/Alexander Mokletsov/Trận Stalingrad. Một chiếc máy bay của quân Hitler bị bắn hạ trên thành phố đổ nát
5. ©Sputnik/Stalingrad trong lửa đỏ. Chiến tranh Vệ quốc Vĩ đại (1941-1945)
Trận Stalingrad được coi là cuộc giao tranh lớn nhất trên đất liền trong lịch sử nhân loại, kéo dài 200 ngày đêm. Quân Đức đã mất khoảng 1,5 triệu người bị giết, bị thương, bị bắt làm tù binh và mất tích, tức là khoảng ¼ toàn bộ cơ số lực lượng trên mặt trận Xô - Đức. Tổn thất của quân đội Xô-viết cũng xấp xỉ, còn thành phố đã bị phá hủy hoàn toàn.

Sau chiến tranh, Volgograd thực sự được xây dựng mới và tái định cư, nhưng tất cả vẫn bảo tồn hệ thống các tuyến quy hoạch từng có. Đồng thời, phần ven sông được giải tỏa khỏi các cấu trúc công nghiệp và kho tàng từng chia cắt các khu dân cư với dòng sông.

Volgograd hiện đại với tên gọi nhận được năm 1961 là thành phố lớn nhất ở phần đông vùng Volga, chạy dài dọc theo bờ Volga suốt gần 90 km.
©Sputnik/Kirill Braga/Đài tưởng niệm Nguyên soái hai lần Anh hùng Liên Xô Konstantin Konstantinovich Rokossovsky, tác phẩm của các nhà điêu khắc Vladimir và Danila Surovtsev
©Sputnik/Kirill Braga/Đài tưởng niệm Nguyên soái hai lần Anh hùng Liên Xô Konstantin Konstantinovich Rokossovsky, tác phẩm của các nhà điêu khắc Vladimir và Danila Surovtsev
Xem gì
Quần thể tưởng niệm và tượng đài "Mẹ Tổ quốc kêu gọi!" trên đồi Mamayev, nơi diễn ra những trận đánh chiến khốc liệt nhất trong chiến dịch Stalingrad. Danh lam thắng cảnh chính của Volgograd có thể nhìn thấy từ mọi góc thành phố: chiều cao của riêng bức tượng đã là 85 m.

Quần thể tưởng niệm và tượng đài được xây dựng những năm 1960 dưới sự chỉ đạo của nhà điêu khắc Evgeny Vuchetich và kết hợp những thành tố điêu khắc, kiến trúc và tự nhiên đa dạng khác nhau. Tại đây có bố trí Gian triển lãm, nghĩa trang tưởng niệm quân sự và Nhà thờ Các thánh. 200 bậc thang – đúng bằng số ngày của Trận Stalingrad – đưa chúng ta từ chân Đồi Mamayev lên đến đài tưởng niệm chính của quần thể này.
1. ©Sputnik/Kirill Braga/Hoa ở quần thể tưởng niệm "Đồi Mamaev" ở Volgograd tronglễ hội kỷ niệm Ngày Chiến thắng
2. ©Sputnik/Evgenya Novozhenina/Hiện vật trưng bày của triển lãm đa phương tiện nhân dịp kỷ niệm 72 năm chiến thắng trong Trận Stalingrad tại Khu Bảo tồn-Bảo tàng "Trận Stalingrad" ở Volgograd
3. ©Sputnik/Evgenya Novozhenina/Mô hình thành phố Stalingrad (Volgograd), trình bày trong Khu Bảo tồn-Bảo tàng "Trận Stalingrad" ở Volgograd tại triển lãm đa phương tiện nhân dịp kỷ niệm 72 năm chiến thắng trong Trận Stalingrad
4. ©Sputnik/Kirill Braga/Hoa trong Gian Vinh quang Quân sự trên n Đồi Mamayev ở Volgograd trong lễ hội kỷ niệm 70 năm chiến thắng của quân đội Liên Xô trong trận Stalingrad
5. ©Sputnik/Evgenya Novozhenina/Đội cảnh vệ danh dự trong thời gian sự kiện long trọng nhân dịp kỷ niệm 72 năm quân đội Xô-viết đập tan đội quân phát-xít Đức trong trận Stalingrad, cử hành tại quần thể tưởng niệm Đồi Mamayev ở Volgograd
Bảo tàng-Tranh toàn cảnh "Trận Stalingrad" tọa lạc ở trung tâm thành phố, trên bờ sông Volga, tái hiện cuộc giao tranh ác liệt quan trọng nhất ở Stalingrad trong Thế chiến II. Tổ hợp gồm Bảo tàng-Tranh toàn cảnh, tòa nhà của xưởng xay bột bị phá hủy (di tích duy nhất còn sót lại ở khu vực này) và Triển lãm ngòai trời về trang thiết bị quân sự.

Tranh toàn cảnh là bức tranh sơn dầu lớn nhất ở Nga với diện tích khoảng 2.000 mét vuông, kể về giai đoạn cuối cùng của Trận Stalingrad, chiến dịch "Vòng tròn" tổ chức vào ngày 26 tháng 1 năm 1943. Cũng trong tòa nhà Viện Bảo tàng trưng bày các vũ khí, bản đồ, huy chương, quần áo, những bức ảnh và các vật dụng quân sự còn giữ được cho đến ngày nay.
1. ©Sputnik/Alexey Filippov/Bảo tàng-Tranh toàn cảnh "Trận Stalingrad" (bên trái) và tòa nhà của xưởng xay xát chạy hơi nước bị phá hủy trong trận Stalingrad thời Chiến tranh Vệ quốc Vĩ đại 1941-1945 (giữa) ở Volgograd
2 - 3. ©Sputnik/Alexey Filippov/Sergey Mamontov/Bảo tàng-Tranh toàn cảnh "Trận Stalingrad" ở Volgograd
Một trong những điểm danh lam thắng cảnh của Volgograd là tuyến tàu điện cao tốc lạ thường, được xây dựng từng phần theo tiêu chí của đại đô thị. Phần lớn các ga xe điện cao tốc cao đều quen thuộc, đặt trên mặt đất, tuy nhiên có sáu điểm dừng ở trung tâm thành phố thì nằm dưới lòng đất.

Cuộc dạo chơi ở trung tâm thành phố sẽ trao tặng những ấn tượng tốt đẹp. Ở Volgograd có nhiều công viên và giao lộ, tượng đài và tác phẩm điêu khắc, được bố trí trong khu vực bao quanh bởi những công trình kiến trúc đẹp đẽ thời Stalin.
1. ©Sputnik/Kirill Braga/Tàu điện cao tốc trong nhà ga ngầm "Elshanka" ở Volgograd
2. ©Sputnik/Vladimir Fedorenko/Nhà máy thủy điện Volga gần Volgograd
Nếu đủ sức lực và thời gian, có thể đến tận chiếc đập của nhà máy thủy điện Volga. Trạm thủy điện bắt đầu vận hành vào năm 1961, cho đến hôm nay vẫn gây choáng ngợp bởi quy mô bề thế và là công trình lớn nhất trong phần lãnh thổ châu Âu của nước Nga. Còn ở phần đối diện của thành phố, nơi khởi đầu kênh vận chuyển đường thủy Volga-Đông có công trình kỷ lục khác là tượng đài Vladimir Lenin, được ghi vào Sách kỷ lục Guinness là di tích danh nhân lịch sử lớn nhất thế giới.
©Sputnik/Vladimir Astapkovich/"Đấu trường Volgograd"
©Sputnik/Vladimir Astapkovich/"Đấu trường Volgograd"
"Đấu trường Volgograd"
Năm 2018 tại Volgograd sẽ tiến hành bốn trận đấu bóng đá giai đoạn vòng nhóm. Sân vận động mới tọa lạc dưới chân tổ hợp quần thể tưởng niệm "Đồi Mamaev".

Đây là lần đầu tiên ở Nga có sân vận động từ cấu trúc dây cáp. Theo tính toán, tổ hợp thể thao này có thể chứa được khoảng 45.000 khán giả, phía trên các khán đài trang bị mái che, sân cỏ tự nhiên với hệ thống sưởi ấm.

Theo lời các kiến trúc sư, mặt tiền sân vận động sẽ gợi nhớ hình ảnh pháo hoa lễ hội, còn đấu trường phản ánh lịch sử của thành phố - "Chiến thắng".
©Sputnik/Alexey Sedykh/"Đấu trường Volgograd"
©Sputnik/Alexey Sedykh/"Đấu trường Volgograd"
Đến Volgograd bằng cách nào
Bằng máy bay: Hàng ngày đều có một số chuyến bay từ Matxcơva đến phi trường thành phố. Ngoài ra còn có những chuyến bay thẳng thường kỳ đến Saint-Peterburg và Ekaterinburg.

Bằng tàu hỏa: Qua ga đường sắt Volgograd-1 có những đoàn tàu hỏa từ Matxcơva, Saint-Peterburg, Rostov-na-Donu, Ekaterinburg và nhiều thành phố khác. Tuy nhiên, khó gọi đường sắt là phương án di chuyển tối ưu vì phải mất nhiều thời gian trên đường. Chẳng hạn, hành trình tàu hỏa đi từ Matxcơva đến Volgograd khoảng 20 giờ, còn xuất phát từ Saint-Peterburg thì sẽ tới nơi sau hơn một ngày đêm.
Made on
Tilda