Chiếc máy bay truyền thuyết của Andrey Tupolev:
chiến tranh và hòa bình
Ngày 10 tháng 11, hàng không Nga và thế giới kỷ niệm 130 năm ngày sinh của Andrey Tupolev (1888-1972), nhà thiết kế máy bay xuất sắc của thế kỷ 20, viện sỹ, tiến sỹ khoa học, đại tướng - kỹ sư. Tên tuổi của người tạo ra những chiếc máy bay hạng nặng mãi mãi được ghi lại trong lịch sử thế giới về kỹ thuật cơ khí.
Vào ngày kỷ niệm này, bài viết của "Sputnik" nhớ lại những cỗ máy có cánh nổi tiếng nhất,
được Andrey Tupolev thiết kế chế tạo.
Andrey Tupolev đã phát triển hơn 100 mẫu máy bay, 70 chiếc trong số đó được sản xuất hàng loạt. Trên các máy bay của Tupolev, 78 kỷ lục thế giới được thiết lập và đã thực hiện 28 chuyến bay độc đáo !
Andrey Tupolev yêu công nghệ ngay từ khi còn là một đứa trẻ, học trong trường phổ thông ở Tver. Năm 1908, ông theo học tại Trường Kỹ thuật Hoàng gia Matxcơva (IMTU).
Ông may mắn được theo học từ người sáng lập môn khoa học hàng không, "cha đẻ của khí động lực học", giáo sư Nikolai Zhukovsky. Sau cuộc cách mạng năm 1917, nhà kỹ sư trẻ trở thành trưởng phòng của Viện Khí động học Trung ương, do giáo sư Zhukovsky đứng đầu.
Ngay khi đó Tupolev đã nhận thấy nước Nga cần một ngành công nghiệp mới - kỹ nghệ hàng không, có khả năng phát triển và sản xuất hàng loạt máy bay, cũng như một nền móng luyện kim cho phép sản xuất số lượng lớn các vật liệu hàng không đặc biệt.
Ban đầu, nhà thiết kế đã đặt tên cho toàn bộ thiết kế của mình với các chữ cái đầu tiên của tên, tên đệm và họ - ANT. Chiếc máy bay đầu tiên của Andrey Tupolev vào năm 1923 là chiếc ANT-1 hạng nhẹ.
Một năm sau, chiếc máy bay chở khách chế tạo hoàn toàn từ kim loại ANT-2 đã được thử nghiệm.
Năm 1925, xuất hiện máy bay ném hai động cơ ANT-4 (TB-1) - một trong những máy bay ném bom tốt nhất trên thế giới vào thời điểm đó.
Năm 1932, một cỗ máy tinh vi hơn xuất hiện trên cơ sở ANT-4 - máy bay ném bom hạng nặng bốn động cơ ANT-6 (được gọi là TB-3), còn có thể được sử dụng như một phương tiện vận tải và chở hành khách. Chính chiếc ANT-6 vào năm 1937 đã đổ bộ đội thám hiểm cực Bắc đầu tiên của Liên Xô "Bắc Cực-1", đứng đầu là Ivan Papanin.
Năm 1938, đã ngừng sản xuất máy bay loại này do lỗi thời. Nhưng chúng thậm chí còn được sử dụng trong Thế chiến thứ hai như máy bay ném bom hạng nặng, hay vận tải, và đã hoàn toàn ngừng hoạt động năm 1946.
Năm 1934, dưới sự lãnh đạo của Tupolev, một chiếc máy bay độc đáo được tạo ra:
ANT-20 đa năng mang tên Maxim Gorky, có thể chứa tới 70 hành khách.
Tám động cơ có khả năng tăng tốc máy bay lên 220 km / giờ.


Thiết bị trên máy bay gồm có:
1. Điều khiển bánh lái và cánh tà từ xa bắng điện
2. Thiết bị bay và điều hướng xung quanh đồng hồ
3. Lái tự động
4. Đài phát sóng và bốn máy phát điện
5. Trên máy bay là thiết bị khuếch đại âm thanh, phòng chiếu phim, phòng rửa ảnh, máy in, thư viện.
Vào giữa thập niên 1930, Andrey Tupolev đã phụ trách dự án phát triển máy bay một động cơ ANT-25 và hai động cơ ANT-37. Vào mùa hè năm 1937, trên chiếc ANT-25, phi hành đoàn gồm Valery Chkalov và Mikhail Gromov đã thực hiện chuyến bay thẳng Liên Xô - Hoa Kỳ qua Bắc Cực.
Vào mùa thu năm 1938, đội bay nữ của ANT-37, gồm các phi công Valentina Grizodubova, Polina Osipenko và Marina Raskova, đã thực hiện chuyến bay Moskva - Viễn Đông (6450km), lập kỷ lục thế giới về khoảng cách bay dành cho các phi công nữ.
Vào cuối năm 1936, ANT-42 (còn mang tên TB-7 hoặc Pe-8) do nhóm thiết kế của Văn phòng Thiết kế Tupolev, đứng đầu là Vladimir Petlyakov, phát triển, thực hiện chuyến bay đầu tiên.
Chiếc máy bay mạnh mẽ, tải trọng lớn, tốc độ nhanh, trần bay cao và được vũ trang tốt (súng máy 20 mm, 12,7-mm và 7,62 mm) đã trở thành máy bay ném bom chiến lược đầu tiên của Liên Xô, trở thành cơ sở của quân chủng Không quân tầm xa Hồng quân trong Thế chiến thứ hai. Chính những máy bay này vào tháng 8 năm 1941 đã ném bom Berlin một cách kiên cường. Vào tháng 4 năm 1943, một chiếc ANT-42 đã thả quả bom sức mạnh 5 tấn xuống Konigsberg.
Việc sản xuất hàng loạt ANT-42 (Pe-8) đã ngưng lại vào năm 1945.
Vào tháng 10 năm 1937, Tupolev bị bắt giữ và nhốt trong một nhà tù đặc biệt - phòng thiết kế bí mật TsKB-29. Ở đó, cùng với các chuyên gia bị giam giữ khác trong ngành công nghiệp hàng không, ông đã phát triển máy bay ném bom tiền tuyến đa năng hai động cơ Tu-2, được sản xuất hàng loạt và đóng một vai trò quan trọng trong cuộc Chiến tranh vệ quốc vĩ đại. Bản thân nhà thiết kế đã được thả tự do vào tháng 7 năm 1941. Tất nhiên ngay sau đó Văn phòng Thiết kế Tupolev phải sơ tán khỏi Moskva đến Kazan.
Sau khi quân đội Mỹ sử dụng vũ khí hạt nhân lần đầu tiên vào tháng 8 năm 1945, rõ ràng là trong trường hợp một cuộc tấn công hạt nhân của Mỹ, Liên Xô sẽ rất khó thực hiện việc "trả đũa". Một quả bom hạt nhân ở Liên Xô đang trong quá trình chế tạo, nhưng dùng cái gì để đem nó trực tiếp đến «trang trại của chú Sam? Moskva không có trong trang bị những máy bay ném bom mạnh mẽ và tầm bay xa như vậy.
Tuy nhiên, Liên Xô khi đó lại có một số chiếc Boeing B-29 Super Strength của Mỹ. Vì nhiều lý do, chúng bị buộc phải hạ cánh ở vùng Viễn Đông của Liên Xô vào năm 1944 - đầu năm 1945 và bị tịch thu sau đó.
Iosif Stalin đã gọi Andrey Tupolev tới điện Kremlin, ra lệnh cho ông chế tạo một bản sao chính xác từ B-29 vào giữa năm 1947.
Trong máy bay B-29, các công nghệ tiên tiến nhất của thời đại đó đã được áp dụng, sử dụng các loại vật liệu mà ngành công nghiệp Liên Xô khi đó vẫn chưa làm được. Văn phòng thiết kế Tupolev không chỉ sao chép ngoại hình, nội thất buồng lái, hệ thống thủy lực, điện của B-29, mà còn cải thiện một chút đặc tính máy bay. Súng máy 12,7 mm của Mỹ đã được thay thế bằng pháo 23 mm của Liên Xô, động cơ Mỹ có công suất 2200 mã lực thay bằng động cơ Xô viết có cùng kích thước nhưng mạnh hơn (2400 mã lực).
Việc sao chép B-29 đã tạo ra động lực mạnh mẽ cho việc sản xuất các hệ thống điện tử của Liên Xô: ra-đa dẫn đường, đo độ cao bằng sóng radio, hệ thống hạ cánh «mù», tính toán định vị, thiết bị sân bay hiện đại.
Boeing B-29 Super Strength của Mỹ.
Vào ngày 9 tháng 5 năm 1947, chiếc máy bay ném bom tầm xa đầu tiên của Liên Xô với động cơ piston Tu-4 cất cánh.
Tu-4 có thể tấn công vào các căn cứ của Mỹ ở châu Âu.
Và trong trường hợp cực chẳng đã, một số đội bay đã sẵn sàng cho một "hành trình trả đũa" vào chính Hoa Kỳ mà không có cơ hội quay trở về. Nhưng vào giữa những năm 1950, Tu-4 bắt đầu được thay thế bằng phiên bản mới: động cơ phản lực và tua-bin.
Thời đại của hàng không quân sự sử dụng động cơ piston kết thúc.
Máy bay ném bom Tu-4 trong khuôn viên Viện Bảo tàng Không quân tại làng Monino

Tháng 7 năm 1951, Andrey Tupolev đã phê chuẩn dự thảo thiết kế máy bay ném bom có khả năng mang bom hạt nhân với tầm bay giống như Tu-4, nhưng nhanh hơn nhiều, được bảo vệ ở mức cao nhất trước các yếu tố xảy ra sau vụ nổ hạt nhân.
Đó là Tu-16 - máy bay ném bom ném bom chiến lược tốc độ cận âm với hệ thống tiếp nhiên liệu trên không (mã NATO: Badger).
"Phòng thí nghiệm bay" dành thử nghiệm động cơ mới trên cơ sở máy bay Tu-16 - "Triển lãm hàng không-90".
Trong 10 năm, hơn 1500 chiếc Tu-16 trong 11 phiên bản khác nhau đã được chết tạo tại Liên Xô. Tại Liên Xô và Nga, những cỗ máy đáng tin cậy này được vận hành cho đến năm 1994, và bản sao Trung Quốc Xian H-6 sản xuất theo giấy phép hiện vẫn đang phục vụ trong không quân Trung Quốc.
Trên cơ sở thiết kế Tu-16, năm 1955, chiếc máy bay phản lực Tu-104 đầu tiên của Liên Xô được chế tạo tại Văn phòng Thiết kế Tupolev. Nó khác với Tu - 16 chỉ ở chỗ mở rộng thân máy bay và có thể chứa từ 70 đến 110 hành khách. Dựa trên "104", phiên bản máy bay "khu vực" Tu-124 56 chỗ ngồi được chế tạo, và sau đó, sắp xếp lại thiết kế, kéo dài thân máy bay và lắp đặt động cơ mới là chiếc Tu-134 80 chỗ ngồi - một trong những chiếc máy bay chở khách Liên Xô nổi tiếng nhất .
Hiện nay Tu-134 đã ngừng hoạt động trong ngành hàng không dân dụng Nga, nhưng quân đội vẫn tiếp tục sử dụng.
Tu-134 đã được xuất khẩu đi nhiều nước, bao gồm cả Việt Nam.
Một loại máy bay khác, trải qua vài lần nâng cấp là chiếc ném bom siêu âm tầm xa cánh cụp cánh xòe Tu-22M, đã tham gia vào một số cuộc chiến tranh khu vực (từ Afghanistan đến Syria).
Máy bay này hiện vẫn tiếp tục phục vụ trong quân đội. Phiên bản hiện đại hóa mới nhất Tu-22M3M được lắp đặt động cơ và toàn bộ trang thiết bị bên trong mới nhất, cũng như hệ thống tiếp nhiên liệu trên không (không có trên Tu-22 và Tu-22M cũ). Chúng sẽ có thể mang theo tên lửa Kinzhal siêu âm hiện đại nhất và tên lửa hành trình tầm xa, trở thành một tổ hợp chiến đấu hiện đại hoàn chỉnh của không quân tầm xa Liên bang Nga, bổ sung cho máy bay tên lửa chiến lược Tu-160M2 nâng cấp.
Vào tháng 3 năm 1951, chính phủ Liên Xô đã quyết định phát triển máy bay ném bom chiến lược liên lục địa "với tầm bay xa ngang qua vùng cực". Hai văn phòng thiết kế bắt đầu làm việc với dự án - Andrey Tupolev và Vladimir Myasishchev. Tupolev đã quyết định chế tạo máy bay này với động cơ tua bin trục vít, và hệ thống tiếp nhiên liệu trên không. Những động cơ kinh tế hơn cho phép phạm vi bay xa hơn và thời gian bay dài hơn. Máy bay ném bom huyền thoại cận âm động cơ cánh quạt Tu-95 (mã NATO Bear) đã sinh ra như vậy. Được đưa vào hoạt động từ năm 1956, trải qua vài lần nâng cấp, và Tu-95MS vẫn còn trong trang bị cho tới ngày nay.
Đây là chiếc máy bay ném bom chiến lược động cơ tua bin trục vít duy nhất trên thế giới.
Những ưu điểm của TU-95MS:
Động cơ tua bin trục vít mạnh nhất trên thế giới, NK-12
(15000 mã lực, lực đẩy cất cánh — 10,2 tấn)
Tầm bay rất lớn
(lên đến 13500 km)
Những tên lửa hành trình tối tân nhất
Tên lửa cho phép Tu-95 tấn công mục tiêu mà không cần thâm nhập khu vực phòng thủ của đối phương.
Việc sử dụng Tu-95MS trong thực chiến ở Syria đã chứng tỏ máy bay không chỉ là "phương tiện răn đe hạt nhân", mà còn là vũ khí thực sự trong các cuộc chiến tranh địa phương.
Từ giữa những năm 1950, vấn đề máy bay chở khách siêu âm bắt đầu được đặt ra trong thực tế hàng không thế giới. Sáng kiến đầu tiên về một phương tiện chở khách siêu âm bắt đầu vào đầu những năm 1960 trong Phòng thiết kế Andrey Tupolev . Năm 1963, chính phủ đã ra quyết định chính thức phát triển máy bay siêu âm của Liên Xô sức chở 100 hành khách với tầm hoạt động lên đến 6500 km.
Và ngày 31 tháng 12 năm 1968, đội bay của phi công thử nghiệm Edward Elyan đã cất cánh chiếc Tu-144 đầu tiên lên không trung.
Vào tháng 7 năm 1969, Tu-144 đã phá vỡ rào chắn âm thanh ở độ cao 11 km, và một năm sau nó vượt qua vận tốc Mach 2, tăng tốc lên 2150 km/h ở độ cao 16,3 km.
Chiếc máy bay này đã được trình diễn tại một số triển lãm hàng không quốc tế, tạo sự quan tâm thực sự của công chúng và các chuyên gia. Một tương lai đầy hứa hẹn dành cho Tu-144.
Tuy nhiên, sau cái chết của Andrey Tupolev cùng với một số tai nạn xảy ra, năm 1999 một chiếc thuộc loại này đã thực hiện chuyến bay cuối cùng.
Cho đến nay, còn lại tám chiếc Tu-144: bảy chiếc ở Nga và một chiếc ở Đức.
Hiện nay máy bay chở khách cận âm "Liên Xô" cuối cùng của văn phòng thiết kế Tupolev Tu-154M vẫn đang được khai thác trong Không quân Nga. Ngoài ra, quân đội Nga cũng như đội máy bay chính phủ "Rossiya" có các máy bay hiện đại tầm trung Tu-214.
Những cỗ máy này có thể thực hiện nhiệm vụ của "Chiếc máy bay số một" - phục vụ Tổng thống Liên bang Nga - trong những trường hợp không thể sử dụng phương tiện chính của người đứng đầu nhà nước — chiếc Il-96.
Chuyển giao phi cơ đặc biệt Tu-214 dành cho Văn phòng Tổng thống Liên bang Nga
Made on
Tilda