Lavr Kornilov
"Không phải người mà là bão tố tự phát nguyên sơ"
Tình báo viên và nhà lữ hành kiệt xuất, vị tướng tài năng và dũng cảm. Con người đã bắt giữ cả gia đình Sa hoàng. Từ tháng Bảy năm 1917 là Tổng tư lệnh tối cao. Nhà ái quốc và kẻ phiến loạn. Một trong những sáng lập gia của quân Bạch vệ. Người đời thán phục và căm ghét ông. "Không phải là một con người mà là hiện tượng tự phát nguyên sơ", - vị tướng Raft người Áo nhận xét như vậy về ông. Có thể nói cách khác: con người của những giả thiết.
Không hẳn là một anh hùng huyền thoại và sinh ra ở thời không cổ xưa, nhưng ngay cả nguồn gốc của ông cũng có vài ba giả thiết.
Lavr Kornilov. Petrgrad. Năm 1917.
Chỉ có một điểm chung hội tụ trong các giả thiết là Kornilov xuất thân từ một gia đình Cô-dắc, thế nhưng câu hỏi về cha mẹ ông và về chuyện trong huyết quản của con người này có mấy phần dòng máu Nga, mấy phần Kalmyk hoặc Kazakh, thì vẫn chưa được làm sáng tỏ đến cùng.
Ngay từ thời thơ ấu ông đã mê say những bức tranh về cuộc hành binh của Thống tướng Suvorov và rất thích chơi trò đánh trận. Cả khi học ở khóa võ bị, cả ở trường pháo binh, và thậm chí sau đó ở Học viện thuộc Bộ Tổng tham mưu thì Kornilov đều luôn xuất sắc, vì thế được quyền chọn nơi phục vụ. Tuy nhiên, lựa chọn của sĩ quan trẻ tài năng không phải là Cận vệ quân danh giá, cũng không phải là đơn vị đồn trú thủ đô an nhàn. Lần nào ông cũng chọn cùng một nơi "hang gấu" xa xôi hẻo lánh ấy, là Quân khu Turkestan. Hấp dẫn ông là mẫn cảm định hướng chiến lược, đến nơi khi đó có nhiều khả năng xảy ra cuộc xung đột với Ba Tư, Afghanistan và với Vương quốc Anh. Chính ở đây con người có dịp thể hiện bản thân qua công việc nhà binh thực tế.

Kornilov tìm thấy cho mình hướng hoạt động mạo hiểm đầy rủi ro bất trắc và trở thành tình báo viên quân sự.
It is necessary to choose a visual aid that is appropriate for the material and audience.
Trong lịch trình phục vụ của ông có không chỉ một điệp vụ nguy hiểm. Ví dụ, tiến hành trinh sát pháo đài có chức năng một tiền đồn của người Afghanistan trên biên giới với Nga. Ông từng làm việc ở Trung Quốc, thành lập ra cả một mạng lưới các điệp viên, làm quen với Tưởng Giới Thạch khi ấy còn trẻ tuổi.
Ông nghiên cứu những khu vực còn ít được biết của Đông Persia, thu thập khối lượng tư liệu phong phú về địa lý, dân tộc học và quân sự. Ông được bầu làm Hội viên chính thức của Hội Địa lý toàn Nga.
Lần thử lửa đầu tiên của Kornilov là trong cuộc chiến tranh Nga-Nhật, nơi ông thể hiện lòng dũng cảm và không ít tài trí. Sa vào vòng vây dày đặc, ông không hề mất tinh thần mà biết động viên những người lính giương lê xung trận và đưa lữ đoàn vốn đã ngỡ là bị tiêu diệt của ông hội quân với lực lượng chính. Sau cuộc chiến không thành công này đối với nước Nga, Kornilov cũng như nhiều sĩ quan ưa suy nghĩ mà nhiều người trong đó sẽ là những thủ lĩnh tương lai của phong trào Bạch vệ đã đi đến kết luận rằng cần phải khẩn trương cải tổ quân đội Nga.
Không chỉ một lần Kornilov mâu thuẫn nặng với cấp trên, kịch liệt chống lại thói quan liêu ngu ngốc và tham nhũng. Sau lần điều tra một câu chuyện như vậy thậm chí ông rơi vào cảnh thất sủng bị ruồng bỏ.

Bất cứ khi nào cần đến sự giải cứu của Kornilov, ông đều chọc giận nhiều người, nhưng đồng thời cũng có hiểu biết chung rằng: Những chuyên gia như ông là rất hiếm có.
Kornilov không phải là nhân vật thờ phụng chế độ quân chủ một cách mù quáng. Và ông tán đồng nhiều quan điểm tự do của các chính khách Duma hồi đó. Tuy nhiên đây cũng lại là cái khiến ông không trở thành một nhà cách mạng thực thụ.
Danh tiếng lẫy lừng toàn Nga đến với Kornilov trong thời gian Thế chiến I. Ông là viên tướng Nga duy nhất đã trốn thoát khỏi cảnh tù đầy, nơi ông rơi vào sau khi bị thương. Ông trở thành anh hùng dân tộc. Hoàng đế Nga đích thân trao cho vị tướng chiếc huân chương quân công Thánh Georgi kế tiếp, còn trên các trang báo đều đăng chân dung của ông. Kornilov nổi tiếng trong quân đội từ trước đó, lính tráng sùng bái vị chỉ huy này.


Phái Cách mạng tháng Hai tiếp nhận anh hùng dân tộc như người thân thuộc, ngay tại kỳ họp đầu tiên của Chính phủ lâm thời, Kornilov đã được bổ nhiệm vào chức vụ quan trọng là Tư lệnh trưởng của Quân khu Petrograd.
Ông chính là người tiến hành bắt giữ Nữ hoàng ở Tsarskoe Selo (Hoàng Thôn). Các nhà quân chủ chính thống không thể nào tha thứ cho "viên tướng cách mạng" về động thái này. Nhưng cũng có một quan điểm khác. Theo đó, chính Kornilov đã cứu cả Hoàng gia khi cắt cử người thân tín của ông canh gác bảo vệ các vị vương giả. Mà đơn vị đồn trú của Tsarskoye Selo lúc ấy đã thuộc sự kiểm soát của Hội đồng, và trong đám đông hỗn loạn vang lên lời hô hào bạo lực tàn sát.
Quân đội sụp đổ, Chính phủ bất lực không đối phó nổi với tình hình trong nước, điều đó đã buộc Kornilov thực hiện những bước đi mà sau này người ta gọi là phiến loạn. Trong những nét chung thấy mục đích rõ ràng là thiết lập chính quyền cứng rắn và hiệu quả. Nhưng cũng đã rõ cả hệ lụy tiếp theo – sức mạnh của phái Bolshevik đã dẫn đến sự thất bại của đội quân Kornilov. Kornilov bị bắt, còn Trotsky được trả tự do.

Các sĩ quan "Sư đoàn hoang dã" của tướng Kornilov. Đây là một trong những đơn vị hỗn hợp của quân đội Hoàng gia Nga, gồm 90% là tình nguyện quân Hồi giáo xuất thân từ Bắc Kavkaz và Ngoại Kavkaz, không thuộc diện tuyển quân. Nhiều đại diện quý tộc Nga là sĩ quan trong sư đoàn này.
Cuộc đấu của Kornilov là một thời đoạn rối rắm trong lịch sử Nga. Có một điều rõ ràng: động lực thúc đẩy viên tướng khi ấy không phải là ham hố quyền lực mà là chủ nghĩa ái quốc - tình yêu quê hương và mong muốn làm điều tốt lành cho Tổ quốc có thể theo những cách khác nhau.
Sau Tháng Mười, Kornilov đã được thả ra dưới sự quản thúc. Trong những năm Nội chiến, binh sĩ của Kornilov nổi bật về sự kiên cường, dũng cảm và tàn nhẫn. Tuy nhiên tàn nhẫn là căn bệnh của bất kỳ cuộc nội chiến nào vốn có phương châm "Trả nợ máu". Cả Bạch vệ lẫn Hồng quân đều không khác gì nhau.
Lavr Kornilov bị giết chết vào năm 1918. Hồng quân nã đạn hồi lâu vào căn nhà mà viên tướng trú ngụ. Mọi thứ xung quanh chi chít lỗ đạn xuyên, nhưng như thường lệ Kornilov vẫn ngạo nghễ coi khinh mối hiểm nguy. Cuối cùng, viên đạn định mệnh đã bay vào trong nhà.

Trước khi rút lui lính Bạch vệ đã ngụy trang che giấu nấm mồ vị chỉ huy của họ. Thế nhưng Hồng quân cuối cùng vẫn tìm đến tận nơi, phá tan tất cả, cắt thi thể thành từng mảnh, thiêu cháy và giày xéo lên những gì sót lại.
Như lời kể của người em gái ông, Lavr sinh vào giờ hoàng đạo, điềm báo trước một cuộc đời lẽ ra phải may mắn hạnh phúc. Quả thật là Kornilov đã gặp may nhiều lần. Nhưng chỉ trong những ngày tháng bão táp cách mạng thì cả giờ hoàng đạo lẫn chiếc áo số phận hạnh phúc cũng không cứu được mạng ông.

Made on
Tilda