Sputnik Việt Nam
MAKSIM GORKY VÀ CÁCH MẠNG
Nhà văn Nga Maxim Gorky (Alexey Maksimovich Peshkov). Berlin, 1921.
Alexey Maksimovich Peshkov (Gorky) trong phân loại theo thuật ngữ Xô-viết là "nhà văn vô sản vĩ đại". "Vô sản" đến mức nào – thì đó là một câu hỏi. Bởi ngụ ý dưới danh xưng này không chỉ phản ánh những cảm tình không cần bàn cãi của ông dành cho người lao động, mà còn hàm chứa bản tính cách mạng của Gorky, người đã nổi tiếng với biểu tượng "Cánh chim báo bão". Và điều quan trọng hơn đối với chính quyền thời đó, là Gorky của chủ nghĩa Bolshevich. Nhưng với chuyện này thì mọi sự không đơn giản như vậy.
Trong cuốn sách "Sự thật về Gorky" xuất bản năm 1932 nhân dịp kỷ niệm chẵn của văn hào, mối liên hệ không thể phá vỡ của ông với những người Bolshevik được trình bày theo cách rất kỹ lưỡng cẩn thận. Tuy nhiên, giống như bất kỳ đời sống tôn giáo hay ý thức hệ nào, cuốn sách năm kỷ niệm chẵn này phạm lỗi phản lại hiện thực lịch sử. Bởi nhiều sự kiện nói chung đã được xóa bỏ khỏi tiểu sử Gorky một cách khéo léo.

Và trước hết là sự lãng quên không ngẫu nhiên về thái độ của Maksim Gorky với cuộc Cách mạng năm 1917. Mà đó không hoàn toàn không phải là tinh thần Bolshevik.
Ngay sau khi Lenin qua đời, hồi tưởng về lãnh tụ, Gorky đã nhận xét: "Tôi yêu mến ông ấy với nỗi tức giận". Nhà văn có thái độ y như vậy với chủ nghĩa Bolshevik nói chung. Đơn thuần Gorky không thường để lộ ra ngoài nỗi tức giận trong quan hệ với Ilich, cũng như với đường lối Bolshevik. Nhưng một khi đã bộc lộ thì rất thẳng thắn. Sau đó, "chim báo bão của cách mạng" một lần nữa nén nỗi giận vào tâm can và lại nói những lời dễ nghe với Lenin, Stalin và những người Bolshevik khiến họ hài lòng.
Ảnh: Sputnik (Ria Novosti)
Maksim Gorky đã làm việc khá nhiều cho Cách mạng Nga. Cả trong vai trò nhà tuyên truyền, cả như một vị tài trợ cho đảng Bolshevik. Thời trai trẻ ông sống trong cảnh nghèo đói, sau này thành đạt là người giàu có, vì thế trong thời điểm khó khăn nhất đối với những người Bolshevik thì Gorky đã là một trong những nhà hảo tâm chu cấp nhiều cho các đồng chí của Lenin. Quả thật, khi quan điểm của Gorky và Lenin tạm thời có bất đồng, mà chuyện đó diễn ra không chỉ một lần, thì những người Bolshevik lập tức quên bẵng sự trợ giúp quý báu nọ.
Sau cách mạng tháng Hai, để có được tác động nhất định tới diễn biến sự kiện mang tính cách mạng, Gorky lập ra tờ báo "Novaya Zhizni" ("Đời mới"), nơi ông công bố các bài viết phê bình những người Bolshevik.

Những bào báo này sau được tập hợp trong tuyển tập "Những suy tư không hợp thời". Sau năm 1918, những "suy tư" này không hề được công bố tại Liên Xô, vì vậy nhiều thế hệ nhân dân trong nước không hề biết gì về tập sách.
Năm 1918, phái Bolshevik đóng cửa tờ báo của Gorky.
Sau 16 năm qua đi giữa những khẩu hiệu đầy hưng phấn của "Chim báo bão" như "Bão, bão sắp nổi lên rồi!" và cuộc Cách mạng năm 1917, chủ nghĩa lãng mạn của Gorky đã suy giảm nhiều, trong khi trái lại, sự hoài nghi đã gia tăng. Tháng Hai và tháng Mười nói chung đã triệt tiêu tinh thần lãng mạn cách mạng. Giấc mơ bị nhấn chìm và ảo tưởng một lần nữa trở lại với Gorky chỉ vào cuối đời, những năm 30, nhưng rất nên tính đến: các tác phẩm của nhà văn kinh điển cho thấy rằng kết quả thời Stalin chỉ là cuộc "triển lãm thành tựu".


Nhà văn Maxim Gorky trên Quảng trường Đỏ ở Matxcơva. Năm 1930
Nhà văn Maxim Gorky từ Italy trở về Liên Xô. Ngày 28 tháng Năm 1928
Thế mà vào năm 1917 ông nhìn tất cả những gì xảy ra xung quanh rất chăm chú. Trong đêm trước của Cách mạng Tháng Mười, Gorky viết: "Ngày càng phát tán rộng những tin đồn dai dẳng hơn, rằng sẽ có cuộc xuất kích của những người Bolshevik. Nghĩa là một lần nữa xuất hiện những chiếc tải chở đầy những người mang súng trường và súng lục trong bàn tay run rẩy vì sợ hãi, và những nòng súng ấy sẽ xả đạn làm vỡ kính cửa hàng, sẽ bắn vào mọi người, tứ tung loạn xạ! Họ sẽ bắn chỉ vì những người vũ trang cho họ muốn giết chết nỗi sợ hãi của chính mình".
Còn sau tháng Mười, Gorky đã viết trong "Những suy tư không hợp thời" những dòng tất nhiên là khá kịp thời như sau:

"Lenin, Trotsky và các cộng sự của họ đã đầu độc chính quyền thối rữa, bằng chứng là thái độ đáng xấu hổ của họ với tự do ngôn luận, nhân cách, và với toàn bộ những quyền mà nền dân chủ đấu tranh cho chiến thắng. Những nhân vật cuồng tín mù quáng và phiêu lưu vô lương tâm đã hối hả vội vàng lao tới theo con đường dường như là "Cách mạng Xã hội"…
Nhà văn Maxim Gorky
Và còn thêm những dòng này của Gorky: "Cả Lenin, cả Trotsky đều lạnh lùng bôi nhọ cuộc cách mạng, làm nhục giai cấp công nhân, buộc họ phải tiến hành cuộc thảm sát đẫm máu, xúi giục giết chóc, bắt giữ những người hoàn toàn vô tội ... Lenin chỉ nêu ra kinh nghiệm nào đó, cố gắng kích động tinh thần cách mạng vô sản đến cực độ và nhìn xem – từ đó diễn ra cái gì? Bản thân Lenin tất nhiên là con người có sức mạnh phi phàm, con người tài năng, ông sở hữu tất cả các thuộc tính của "vị lãnh tụ", cũng như những yếu tố cần thiết cho vai trò này như sự thiếu vắng đạo đức và phong cách tôn quý trong sạch, thái độ tàn nhẫn với đời sống của quần chúng. Cuộc sống với tất cả những phức tạp của nó không nằm trong tri thức của Lenin, ông không biết đến quần chúng, không cùng sống với họ, nhưng qua sách vở ông hiểu được cách làm thế nào để kích động đám đông này, dễ dàng hơn cả là chọc vào khơi lên cơn cuồng giận bản năng của họ".
Từ cuốn sách kỷ niệm chẵn "Sự thật về Gorky" có những dòng như sau: "Cuộc họp long trọng trong Nhà hát Bolshoi. Chỗ ngồi xen kẽ trên các hàng ghế dành cho những nhà lãnh đạo đảng và Chính phủ cùng với các văn sĩ và nhà thơ. Và khi họ tiến ra để vào vị trí của mình, toàn bộ khán phòng đứng dậy chào đón bằng những tràng pháo tay không dứt, hoan nghênh Maksim Gorky, Stalin, Kalinin, Molotov…Âm hưởng trong Nhà hát Bolshoi Xô-viết rất tốt, vang khắp cả đất nước vĩ đại".
Rất nhiều ý tứ ở lời khen trong khán phòng có "âm hưởng tốt". Nhưng không một lời nào về "những suy tư không hợp thời" của nhân vật chính được kỷ niệm chẵn này.
Biên niên sử qua ảnh: Cách mạng Nga 1917 ở các thành phố
Made on
Tilda