Konstantin Vnukov

Đại sứ Nga tại Việt Nam
"Crưm và Việt Nam có nhiều gắn bó"
Ngày 18 tháng 3 nước Nga kỷ niệm một dấu mốc quan trọng - 5 năm thống nhất Crưm vào thành phần LB Nga. Sự kiện này đã trở thành chân lý lịch sử và vượt lên mọi nghi ngờ vì tụ hội và đáp ứng lợi ích cơ bản của các dân tộc trên bán đảo Crưm và Liên bang Nga. Trong lịch sử Nga, Crưm là lãnh thổ thực sự thiêng liêng, ngay từ cuối thế kỷ 18 - thời Nữ hoàng Ekaterina II – bán đảo này đã gắn liền với quá trình hình thành và phát triển của Nhà nước Nga.


Đại sứ Nga tại Việt Nam Konstantin Vnukov đã có bàu bình luận dành riêng cho Ban Việt ngữ của hãng thông tấn Sputnik.


Tôi cho rằng cần nhấn mạnh ý nghĩa quan trọng là việc sáp nhập Crưm với Nga vào năm 2014 đã diễn ra theo con đường hoàn toàn hòa bình trong cuộc trưng cầu ý kiến toàn dân tuân thủ đầy đủ các chuẩn mực pháp lý quốc tế, trước hết là Hiến chương Liên Hợp Quốc quy nhận quyền tự quyết của các dân tộc. Hơn 95% cư dân Crưm và hơn 83% cư dân Sevastopol đã bỏ phiếu tán thành sáp nhập bán đảo vào Nga. Tôi cũng xin nhắc rằng đây hiển nhiên là quyết định không giản đơn đã được cư dân Crưm thông qua trong bối cảnh khi đó xảy ra cuộc đảo chính ở Kiev, nơi những phần tử theo chủ nghĩa dân tộc Ukraina chiếm quyền bằng vũ lực
Đại sứ Konstantin Vnukov nhận định.
Đụng độ đẫm máu ở trung tâm Kiev giữa những người tham gia Euromaidan và nhân viên thực thi luật pháp, cướp đi mạng sống của hơn 100 người.
Kết quả là ở Ukraina xảy ra thay đổi chính quyền (vào tháng 2 năm 2014). Tổng thống Viktor Yanukovych đã bị mất quyền.

Hòa nhạc ở trung tâm Simferopol sau khi bỏ phiếu trưng cầu dân ý về quy chế của Crưm.
Ngày nay, Cộng hòa Crưm và thành phố Sevastopol là phần không tách rời tích hợp mật thiết trong không gian kinh tế-xã hội và pháp lý thống nhất của LB Nga.
"Bất chấp lệnh cấm vận mà phương Tây áp đặt nhằm "trừng phạt" nhân dân trên bán đảo vì lựa chọn tự do có nhận thức thiên về lợi ích Nga, cũng như bất chấp vòng phong tỏa năng lượng và nước từ phía Ukraina, chính phủ Nga và chính quyền bán đảo đang tiến hành công việc có hệ thống theo kế hoạch để cải thiện chất lượng đời sống của cư dân, xây dựng cơ sở hạ tầng sống hiện đại"

Konstantin Vnukov
Đại sứ Nga tại Việt Nam
Hiện tại, Crưm là một trong những khu vực phát triển năng động hơn cả của Nga.
Mức độ và chất lượng cuộc sống của người Crưm trong những năm gần đây đã tăng cao đáng kể do mức tăng lương 1,5 -2 lần trong khu vực ngân sách, lương hưu và trợ cấp, tạo điều kiện xích gần và tiếp cận mức độ toàn Nga.
Biểu tượng của sự phát triển cơ sở hạ tầng khu vực là việc vận hành cầu Crưm, công trình độc đáo dưới góc độ cấu trúc kỹ thuật, nối liền bán đảo với phần lục địa Nga.
Ngoài ra, hồi tháng 4 năm ngoái đã khai trương một nhà ga mới của cảng hàng không chính ở Crưm là sân bay "Simferopol".
Trong những năm gần tới, việc xây dựng xa lộ cao tốc cấp liên bang "Tavrida" với chiều dài khoảng 250 km sẽ được hoàn thành. Đáng chú ý là trong khoảng thời gian ngắn khi Crưm nằm trong thành phần Ukraina như là một Nhà nước độc lập, tình trạng kinh tế-xã hội trên bán đảo đã sa sút liên tục.
Song hành với đà phát triển của nền kinh tế Crưm sau khi nhập vào thành phần Nga, một thành tựu có ý nghĩa quan trọng là đảm bảo mối quan hệ hài hòa giữa các sắc tộc và liên tôn giáo trên bán đảo.

Ngày nay, mặc dù có những suy đoán khác nhau, ở đó đã lan tỏa bầu không khí hòa hợp và thống nhất liên sắc tộc.
Cư dân Crưm gồm các đại diện của hơn 20 dân tộc, hoàn toàn nhận thức được quyền học và sử dụng ngôn ngữ mẹ đẻ của họ, bao gồm cả tiếng Ukraina và tiếng Crưm-Tatar có quy chế quốc gia ngang hàng với tiếng Nga. Ngoài ra, tôi muốn nhắc rằng ngay từ năm 1783, trong tương quan sáp nhập Crưm vào Nga, Nữ hoàng Ekaterina II đã phê chuẩn quy chế chính thức của đạo Hồi như là một tôn giáo quan trọng trong cộng đồng xã hội Nga.
Nét cơ bản của các tiến trình xã hội hiện đại ở Crưm là sự hỗ trợ bền vững của người Crưm với đường lối chính trị của lãnh đạo Liên bang. Điều đó thể hiện một cách sinh động qua kết quả cuộc bầu cử Tổng thống LB Nga năm 2018, đánh dấu bằng tỷ lệ cử tri tham gia cao (hơn 70%) và chiến thắng áp đảo của ông Vladimir Putin nhận được hơn 92% phiếu bầu.
Trong những năm gần đây, bất chấp mọi cố gắng của những thế lực thiếu thiện chí, trên thế giới ngày càng nhiều cái nhìn khách quan về những gì đang diễn ra ở bán đảo, từ phía các doanh nghiệp và giới chính trị xã hội nước ngoài gia tăng mối quan tâm tiến tới hợp tác với Crưm. Một minh chứng là theo dữ liệu chính thức của cơ quan nhập cư, trong năm 2019 có các đại diện của 144 quốc gia nước ngoài đã đến thăm Crưm.
Diễn đàn Kinh tế Quốc tế Yalta năm 2018
Là Đại sứ của LB Nga tại Hà Nội, tôi cho rằng ở Việt Nam có thái độ hiểu biết và cảm thông lớn với tình hình hiện tại ở Crưm, mọi người mong muốn để khu vực này có thể phát triển thành công và tích cực nhất trong thành phần Liên bang Nga.
Crưm và Việt Nam có nhiều gắn bó với nhau. Ngay từ thời Xô-viết, nhiều thanh niên Việt Nam đã nhận được học vấn tại các cơ sở đào tạo trên bán đảo và hài lòng có kỳ nghỉ tại các điểm mến khách của khu an dưỡng toàn Liên bang này, bao gồm cả trại hè "Artek" nổi tiếng thế giới.
Nơi Chủ tịch Việt Nam DCCH Hồ Chí Minh dừng nghỉ tại Sevastopol.
Lãnh tụ Hồ Chí Minh, vị Chủ tịch đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa độc lập trong chuyến thăm Crưm.
Lãnh tụ Hồ Chí Minh, vị Chủ tịch đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa độc lập trong chuyến thăm Crưm.
Lãnh tụ Hồ Chí Minh, vị Chủ tịch đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa độc lập trong chuyến thăm Crưm.
Left
Right
Vào tháng 4 năm 2017, phái đoàn đại biểu Crưm dẫn đầu là ông G.L. Muradov Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, đại diện thường trực của nước Cộng hòa thuộc Tổng thống LB Nga đã đến thăm Hà Nội, ký kết tại thủ đô Việt Nam hàng loạt thỏa thuận hợp tác. Các doanh nhân, nhà báo, đại diện ngành du lịch nước chủ nhà và nhiều công dân Việt Nam thường xuyên đến thăm bán đảo, tham dự các sự kiện quốc tế lớn tổ chức ở Crưm như Diễn đàn Kinh tế Yalta và Diễn đàn cựu sinh viên ĐHTH Liên bang Crưm.



Theo quan điểm của tôi, tâm thế này là hoàn toàn logic.
Như chúng ta nhớ từ lịch sử, trong chặng dài nhiều thập kỷ người Việt Nam cũng từng là dân tộc bị chia cắt nhân tạo, cho đến khi đất nước thống nhất vào năm 1975, họ phải sống ở hai quốc gia khác nhau – Bắc và Nam Việt Nam. Do đó, tôi cho rằng các bạn Việt Nam hiểu rất rõ cảm xúc của người Crưm khi 5 năm trước được trở về quê hương lịch sử của mình.
Konstantin Vnukov
Vào ngày rất quan trọng này đối với nước Nga và Crưm, tôi muốn mời tất cả bạn bè của chúng tôi từ Việt Nam và các quốc gia khác trên thế giới đến bán đảo để tận mắt chứng kiến những đổi thay tích cực đang diễn ra ở đó. Tôi tin chắc rằng chuyến đi như vậy sẽ không khiến bất cứ ai thờ ơ, bởi Crưm xứng đáng được coi là một trong những khu vực giàu có nhất về văn hóa, lịch sử và thiên nhiên của đất nước chúng tôi.
Con đường vùng núi Crưm.
Du khách nghỉ dưỡng trong đô thị cổ Evpatoria.
Pháo đài Chembalo trên bờ Biển Đen ở Balaklava.
Tại lễ khai trương Vườn Nhật Bản trên lãnh thổ công viên "Aivazovsky" ở Crưm
Crưm.
Vườn nho gần làng Hạ Kutuzovka ở Crưm.
Du khách trên thuyền "quả chuối" theo sau ca-nô trong làng chài Rybachye ở Crưm.
Crưm.
Cáp treo "Miskhor-Ai-Petri" ở Crưm
Crưm
Left
Right
Made on
Tilda