Hành trang Nga-Việt mang theo vào
Năm Giao lưu chéo

1
Cùng nhau ôn cố…
Nga và Việt Nam hoàn toàn có quyền tự hào về hành trang hợp tác hiệu quả mà hai nước đã tích lũy được trong hơn 69 năm qua.
Điểm khởi đầu là ngày 1 tháng 2 năm 1950, ngày thứ hai sau khi công nhận Việt Nam DCCH, nhà lãnh đạo Xô-viết J.Stalin điện báo ngay cho Chủ tịch Hồ Chí Minh rằng ông rất vui mừng chờ dịp gặp gỡ ở Matxcơva, nơi nhà lãnh đạo của nước Việt Nam độc lập sẽ tới trong chuyến đi một tuần lễ. Đã hoạch định những hướng hiệp lực cơ bản với nước Việt Nam DCCH mà giả như không hiện hữu nguyện vọng chân thành của ban lãnh đạo Liên Xô thì việc thiết lập quan hệ ngoại giao sẽ chỉ là văn kiện mang tính hình thức.
Ngay từ trước khi Chủ tịch Hồ Chí Minh rời Matxcơva, những lô viện trợ cần thiết đầu tiên đã được gửi qua đường Trung Quốc tới nước Cộng hòa non trẻ ở Đông Nam Á.
Cho đến ngày chiến thắng tháng 5 năm 1954, Việt Nam DCCH đã nhận khối lượng thực phẩm và thuốc men đáng kể từ Liên Xô. 76 cỗ pháo phòng không, hàng nghìn khẩu tiểu liên Kalashnikov, hàng trăm chiếc xe tải.
12 pháo dàn "Katyusha" do Matxcơva cung cấp đã đóng vai trò đáng kể đảm bảo cho chiến thắng lừng lẫy của QĐND Việt Nam trong chiến dịch Điện Biên Phủ.







Trong ảnh: "Dành cho các bạn Việt Nam"

(Viện trợ cho Việt Nam Dân chủ Cộng hòa từ nhà máy máy kéo Chelyabinsk mang tên V. I. Lenin)



Hỗ trợ kỹ thuật-quân sự của Liên Xô đã giúp đỡ Việt Nam cả trong những năm tháng đấu tranh chống lại cuộc chiến xâm lược của đế quốc Mỹ để thống nhất đất nước.
Khi đó, tên lửa và máy bay của Liên Xô đã giúp quân dân Việt Nam bắn hạ 1700 máy bay địch, trong đó có 54 "pháo đài bay" chiến lược "B-52". Tháng 4 năm 1975, chiến sĩ quân Giải phóng tiến vào đô thành Sài Gòn trên những chiếc xe tải "GAZ" của Liên Xô, còn lính tăng Việt Nam trên những chiếc T-54 Xô-viết đã lao thẳng vào chiếm Dinh "Độc lập" của Tổng thống Việt Nam Cộng hòa. Cũng không thiếu sự hỗ trợ kỹ thuật-quân sự của Liên Xô, gồm cả hệ thống hỏa lực "Grad", giúp Việt Nam đẩy lùi cuộc tấn công của quân bành trướng Trung Quốc xâm phạm các tỉnh biên giới phía bắc đất nước.
Với sự tham gia của Nhà nước Liên Xô và các chuyên gia Xô-viết, khoảng ba trăm chủ thể kinh tế, khoa học và giáo dục đã được xây dựng và trang bị tại Việt Nam. Từ năm 1951, hàng chục ngàn sinh viên từ Việt Nam được gửi sang theo học tại các cơ sở đào tạo đại học Xô-viết. Trong cùng năm đó, đài phát thanh quốc tế từ Matxcơva bắt đầu phát các chương trình hàng ngày bằng tiếng Việt. Như nhận định của ông Trần Lâm lãnh đạo Đài Tiếng nói Việt Nam, "những chương trình này đã truyền cảm hứng cho các chiến sĩ và người lao động Việt Nam, tiếp cho họ nguồn sức mạnh mới trong cuộc đấu tranh vì tự do, độc lập và thống nhất Tổ quốc".

2
…và tri tân hôm nay: Những đối tác bình đẳng
Sau khi Liên Xô tan rã, nổi lên nét khác biệt có tính nguyên tắc trong bang giao giữa các nước chúng ta thời hậu Xô-viết.
Trước đây là mối quan hệ giữa "anh cả" Liên Xô và "đàn em" Việt Nam.
Ngày nay, chúng ta gắn bó trong quan hệ đối tác bình đẳng và cùng có lợi. Năm 1994, Hiệp định về các vấn đề cơ bản của quan hệ hữu nghị giữa LB Nga và CHXHCN Việt Nam đã được ký kết tại Matxcơva. Tháng 3 năm 2001, trong thời gian chuyến thăm đầu tiên của Tổng thống Vladimir Putin đến Hà Nội, đã ký kết Tuyên bố về quan hệ đối tác chiến lược của hai nước Nga và Việt Nam. Tháng 5 năm 2012, trong sắc lệnh do Tổng thống Vladimir Putin ký, cùng với Trung Quốc và Ấn Độ, Việt Nam được xác định là đối tác quan trọng nhất của LB Nga ở châu Á. Và tiếp sau đó quan hệ Nga-Việt được nâng lên cấp độ mới – là quan hệ đối tác chiến lược toàn diện.
Tại cuộc gặp năm ngoái các nguyên thủ quốc gia của hai nước đã bày tỏ sự hài lòng về đà phát triển năng động tích cực trong hiệp lực chính trị giữa Nga và Việt Nam, tiến bộ trong lĩnh vực hợp tác kinh tế- thương mại và kỹ thuật-quân sự cũng như toàn bộ các mặt đối tác.
Năm 2018 vừa qua - năm thứ hai thực hiện Hiệp định Thương mại tự do của Việt Nam với Nga và các nước EAEU khác - đã là năm ghi dấu tăng trưởng kỷ lục trong giao lưu thương mại của chúng ta, mà như dữ liệu của phía Việt Nam, đã tiệm cận mức 5 tỷ USD. Phía Nga chưa tổng kết xong, nhưng như thông lệ, hẳn là sẽ có số liệu cao hơn đáng kể so với mức Việt Nam công bố. Chẳng hạn, chỉ trong mười tháng đầu năm ngoái, kim ngạch thương mại đã lên tới 4,8 tỷ USD. Và, theo dự đoán của các chuyên gia Nga, con số này là xấp xỉ 6 tỷ USD.

Tổng thống Nga Vladimir Putin trong chuyến thăm Hà Nội. Năm 2001

3
Từ Nga sang Việt Nam
Việt Nam hôm nay là nhà nhập khẩu chính các sản phẩm của Nga trong ASEAN, còn ở tầm toàn cầu thì đứng thứ 23.
Danh sách các mặt hàng từ nguồn cung cấp Nga không ngừng mở rộng, nổi hơn cả về mặt giá thành là lúa mì.
Việt Nam nhận được những gì từ Nga?
Chelyabinsk
Những cỗ máy ủi
Vùng Sverdlovsk
Vật liệu để lọc nước
Vùng Khabarovsk
Chất nổ công nghiệp
Vùng Kursk
Kẹo sôcôla
Ekaterinburg
Các thiết bị thông khí nhân tạo phổi
Khu vực Matxcơva
Phương tiện để đấu tranh chống sâu bệnh
Vùng Tula
Thành phẩm thịt
Saint-Peterburg
Trang thiết bị cho các chủ thể năng lượng
Thiết bị sản xuất tại công ty Nga "Silovye mashiny" dành cho nhà máy Long Phú-1. © Ảnh: Power Machines
Mà đó là những thiết bị rất bề thế vững chãi: ví dụ, mỗi nồi hơi nước dành cho nhà máy nhiệt điện Long Phú có chiều cao 86 mét, chiều dài 54 mét và chiều rộng 56 mét.
Đại diện các khu vực, công ty và doanh nghiệp Nga chuyên về sản phẩm xuất khẩu, ngày càng năng đến Việt Nam, tích cực tham gia các diễn đàn và triển lãm kinh doanh tổ chức trên địa bàn nước Cộng hòa và kết nối với thêm nhiều đối tác mới ở Việt Nam. Một năm trước, lần đầu tiên trong thời hậu Xô-viết có lô hàng từ Nga được chuyển sang Việt Nam bằng đường sắt, thông qua lãnh thổ Mông Cổ và Trung Quốc.

Việc cung cấp giữa hai nước chúng ta được thực hiện bằng đường biển và đường không. Nhưng theo đường biển thì lâu còn đường hàng không phải chịu mức giá đắt. Vì thế những lô hàng thuộc loại giá trị trung bình có thể dễ dàng vận chuyển bằng đường sắt. Kinh nghiệm thực tế đầu tiên về cách vận chuyển như vậy hóa ra rất thành công và đầy triển vọng. Mới đây, một lô hàng mới đã được gửi sang Hà Nội – đó là lưới polymer dành cho việc xây dựng đường xá
— Ông Vyacheslav Kharinov Tham tán Thương mại của LB Nga tại Việt Nam cho biết.
Tại Việt Nam, ngoài lĩnh vực dầu khí, hiện có 123 dự án của Nga hiện đang được thực hiện, với tổng vốn đầu tư là 1 tỷ USD.
Chẳng hạn, doanh nghiệp Nga tham gia phát triển giao thông đô thị và mạng lưới đường sắt ở Việt Nam, trong ngành xây dựng khách sạn ở khu vực miền Nam đất nước, trong việc thực thi kế hoạch tạo lập Chính phủ điện tử ở CHXHCN Việt Nam và trong sự nghiệp đảm bảo an ninh mạng quốc gia.

4
Từ Việt Nam sang Nga
Nga nhận được gì từ Việt Nam?
Cà phê và trà
Hạt tiêu
Hải sản
Trái cây và rau quả
Giày
Hàng may mặc
Các linh kiện kỹ thuật máy tính
Điện thoại thông minh
Trong đà mở rộng giao lưu hàng hóa có đóng góp đáng kể từ các công ty của đại diện cộng đồng người Việt ở Nga. Ví dụ, «Green field» (Cánh đồng xanh) từ Saint-Peterburg đã liên tục 9 năm qua chăm lo cung cấp thực phẩm Việt Nam sang Nga.
Độ ưa chuộng của hàng Việt Nam xuất khẩu được nhân lên gấp bội nhờ những đợt Triển lãm tổ chức tại tổ hợp Trung tâm Văn hóa-Kinh doanh "Hà Nội" ở Matxcơva. Như ông Ngô Đức Mạnh, Đại sứ CHXHCN Việt Nam tại Liên bang Nga lưu ý, không một nơi nào khác trên thế giới có được Trung tâm Việt Nam bề thế đồ sộ như vậy.
Công trình kiến thiết Trung tâm này, gồm khu mua sắm và tổ hợp chung cư-khách sạn 22 tầng, đã là đề án đầu tư lớn đầu tiên của Việt Nam tại Nga.
Tuy nhiên, một vài năm trước, "Hà Nội" Matxcơva và công ty "Incentra" đã phải nhường ngôi vị quán quân đầu tư cho tập đoàn "TH True Milk" với quyết định rót 2,7 tỷ USD để tạo lập quần thể chăn nuôi bò sữa trên đất Nga.
Cơ sở đầu tiên đã được xây dựng ở vùng ngoại ô Matxcơva và tỉnh Kaluga, tiếp theo là ở những khu vực khác: Cộng hòa Bashkiria, vùng Tyumen ở Siberia và vùng Viễn Đông Nga rộng lớn. Như ghi nhận của Thống đốc Petersburg trong cuộc gặp nhà lãnh đạo Đảng TP Hồ Chí Minh Nguyễn Thiện Nhân, các công ty Việt Nam cũng đang tích cực đầu tư xây dựng khách sạn tại thành phố bên bờ sông Neva. Cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam đang khám phá khả năng của dự án đầu tư mới và tầm cỡ trong ngành công nghiệp chế biến lâm sản và sản xuất đồ gỗ nội thất ở vùng Krasnodar của nước Nga.

5
Giao lưu Rúp và VND đâu cần trung gian
Theo nhận định của lãnh đạo hai nước tại cuộc gặp năm ngoái, cũng như đánh giá của Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev trong chuyến thăm Hà Nội hồi tháng 11 vừa qua, Nga và Việt Nam sẽ tiếp tục thực hành sử dụng các đồng tiền quốc gia của mình trong giao thương.
Cơ sở tiên phong áp dụng hình thức thanh toán song phương hiệu quả này là Ngân hàng Liên doanh Việt-Nga. Tiếp theo, cả Ngân hàng Đầu tư và Phát triển của Việt Nam (BIDV) cũng tham gia.
"Ba năm trước, đồng rúp chỉ chiếm 5% số tiền chuyển qua ngân hàng của chúng tôi giữa Việt Nam và Nga. Còn hôm nay đã là hơn 25%. Hình thức thanh toán hai chiều cho nhau như vậy có lợi thế rất rõ ràng: đó là tốc độ chuyển ngân nhanh chóng, cả hai bên Nga và Việt Nam đều tránh được những thiệt hại tiền tệ đáng kể gần như tất yếu khi phải qua cầu đổi rúp hay VND lấy USD rồi mới chuyển và ngược lại. Thêm nữa, loại trừ hoàn toàn nguy cơ ngân hàng phương Tây đóng băng giao dịch chuyển khoản trong trường hợp bên nhận rơi vào phạm vi chế tài chống Nga. Các ngân hàng sẽ mở rộng quy mô chuyển ngân bằng rúp và VND".
Ông Hồ Thanh Minh đứng đầu Văn phòng đại diện của BIDV tại Nga cho biết.

6
Dầu mỏ ở vùng nhiệt đới và khu vực giá băng vĩnh cửu
Vẫn như trước đây, giữ ngôi vị thủ lĩnh trong ngành khai thác dầu mỏ tại Việt Nam là "Vietsovpetro", liên doanh của "Zarubezhneft" Nga và "Petrovietnam".
Kể từ năm 1986, liên doanh này đã sản xuất được hơn 230 triệu tấn dầu, trong đó riêng năm 2018 là 4,1 triệu tấn.
Theo nhận xét của ông Vyacheslav Bondarenko, Phó Tổng GĐ thứ nhất của liên doanh, doanh thu từ việc bán dầu năm vừa qua sẽ vượt quá 2,34 tỷ USD, trong đó đóng góp vào ngân sách Nhà nước Việt Nam ít nhất là 1,13 tỷ USD còn lợi nhuận của phía Nga sẽ là 271 triệu USD.
Trước ngưỡng kỷ niệm 69 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, hai nước Nga-Việt đón nhận tin vui thành công mới của "Vietsovpetro": khai thác lô dầu đầu tiên từ mỏ "Osetr" (Cá Tầm). Mức khai thác dầu ban đầu tại các khu mỏ "Cá Tầm" nằm không xa mỏ "Bạch Hổ", "Gấu Trắng" và "Rồng" là hơn 1.500 tấn mỗi ngày đêm. Còn ở vùng Viễn Bắc của nước Nga, trong điều kiện băng giá vĩnh cửu, việc khai thác dầu là phần đảm trách của liên doanh "Rusvietpetro", được tạo lập bởi cùng những thành viên của hai nước vào năm 2008.
Qua 10 năm, tấn vàng đen thứ 20 triệu đã được đưa lên từ mỏ sâu lạnh giá. Với sản lượng hàng năm hiện tại là 3 triệu tấn, tập thể "Rusvietpetro" đang phấn đấu đạt những thành quả mới mẻ trong điều kiện làm việc vô cùng khắc nghiệt của vùng Cực giá băng.
Hôm nay hợp tác với Petrovietnam triển khai công việc hiệu quả trên thềm lục địa Việt Nam còn có tập đoàn Nga "Gazprom". Dự án lớn nhất của tập đoàn là cùng chung khai thác các mỏ khí "Mộc Tinh" và "Hải Thạch".
Qua sáu năm hoạt động đã khai thác được hơn 9 tỷ mét khối gas và hơn 2 triệu tấn khí ngưng condensate. Theo thỏa thuận, dự án trao lại 1/5 tổng sản lượng khí đốt tự nhiên cho nước Cộng hòa chủ nhà. Còn trong vùng lưu vực Nam Côn Sơn, ở độ sâu tới 200 mét, công ty "Rosneft" của Nga đang cùng với "Petrovietnam" sản xuất khí đốt. Chỉ số khai thác gần đây là khoảng 3 tỷ mét khối mỗi năm.

7
Vũ khí Nga bảo vệ Việt Nam
"Đối tác lâu năm, đáng tin cậy với mối quan hệ đặc biệt", - đó là định nghĩa về Việt Nam của Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu trong cuộc gặp Thứ trưởng Quốc phòng Việt Nam Nguyễn Chí Vịnh ở Matxcơva hồi cuối năm ngoái.
Cũng dịp đó, phát biểu tại vòng thứ tư đối thoại chiến lược giữa hai nước về vấn đề quốc phòng, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh nhấn mạnh rằng "Nga luôn đã và đang là đồng minh, là đối tác đáng tin cậy, là người bạn gần gũi và thủy chung của Việt Nam".
Theo đánh giá của giới chuyên gia, tính đến nay, khoảng 70% kho vũ khí khí tài quân sự Việt Nam là do Liên Xô và Nga sản xuất. ¾ máy bay và hầu như toàn bộ trực thăng trong đội ngũ lực lượng Không quân Việt Nam là sản phẩm Liên Xô và Nga.
Năm 2017, Nga đã hợp tác hoàn tất việc thành lập hạm đội tàu ngầm của QĐND Việt Nam: đưa vào vận hành cả 6 tàu ngầm loại "Varshavyanka" chế tạo ở Nga, không có mẫu nào tương tự trên thế giới về ưu điểm ít gây tiếng ồn khi cơ động ngầm dưới nước.
Nghi lễ hạ thủy khu trục hạm "Gepard-3.9" ở Zelenodolsk. Ảnh: Sputnik
Hải quân Việt Nam sở hữu các tàu tuần phòng loại "Svetlyak" và "Gepard", tàu tên lửa "Tarantul" và "Molniya", được đóng tại Nga và cả tại Việt Nam theo giấy phép của Nga. Bờ biển của nước CHXHCN Việt Nam được đặt dưới sự bảo vệ vững vàng của các tổ hợp tên lửa Nga "Bastion", mỗi hệ thống có khả năng kiểm soát vùng nước rộng tới 200.000 km², và hệ thống tên lửa "Ball" mà phạm vi sát thương lên tới 120 km. Năm ngoái, bắt đầu bàn giao xe tăng T-90 của Nga cho Việt Nam, đơn đặt hàng gồm 64 chiếc. Việt Nam thể hiện sự quan tâm đến mẫu hệ thống tên lửa phòng không "S-400", tổ hợp tên lửa phòng không "Tor" và chiến đấu cơ Su-35.
Và cũng có chú ý dành cho mẫu tên lửa Nga "Kalibr" - mà theo phân loại của phương Tây là "Club" – chính là thứ được trang bị cho các tàu ngầm do Hà Nội đặt mua từ Matxcơva. Bây giờ những hệ thống tên lửa oai dũng này sẽ được lắp đặt trên tàu nổi của Hải quân Việt Nam.
"Kalibr" bay với tốc độ cận âm, nhưng khi đến sát mục tiêu, đầu đạn chứa 400 kg chất nổ sẽ phân tách khỏi động cơ chính và tăng tốc lên gấp ba lần âm thanh.
Tên lửa bay tới mục tiêu với vận tốc hơn 1km/giây ở độ cao từ 5 đến 10 mét, khiến nó trở nên không thể nhận biết trước radar và hầu như bất khả xâm phạm đối với hệ thống chống tên lửa của đối phương.
Vũ khí Nga thích hợp với chiến lược quân sự của Việt Nam, dễ sử dụng hơn, an toàn hơn và đồng thời có công suất hỏa lực mạnh hơn so với các mẫu vũ khí tương tự của phương Tây. Thêm điểm ưu việt nữa là giá thành vũ khí Nga rẻ hơn. Tin chắc rằng vũ khí Nga vẫn sẽ tiếp tục giữ vị trí chủ chốt trong hệ trang bị quân sự của Việt Nam
Như chuyên gia quân sự Việt Nam Đại tá Nguyễn Khắc Nguyệt nhận định trong cuộc phỏng vấn của Sputnik.
Ra mắt tàu khu trục thứ hai của dự án "Gepard 3.9" dành cho Hải quân Việt Nam, tại nhà máy Zelenodolsk mang tên A.M Gorky, Tatarstan.
Ra mắt tàu khu trục thứ hai của dự án "Gepard 3.9" dành cho Hải quân Việt Nam, tại nhà máy Zelenodolsk mang tên A.M Gorky, Tatarstan.

8
Trung tâm vô tiền khoáng hậu trên toàn thế giới
Đó là những từ mà Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev dùng để mô tả Trung tâm nghiên cứu Nhiệt đới Việt - Nga.
Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev viếng thăm Trung tâm Nghiên cứu khoa học và công nghệ hỗn hợp Nhiệt đới Việt-Nga tại Hà Nội
Cơ cấu Trung tâm có trụ sở chính ở Hà Nội, Văn phòng tại Nha Trang, TP Hồ Chí Minh và mạng lưới rộng lớn các trạm nghiên cứu.
Đội ngũ tới 500 nhà khoa học Việt Nam và 170 chuyên gia người Nga cùng nhau làm việc, phát triển các phương pháp phục hồi sức khỏe cộng đồng, tái sinh hệ động vật và thực vật của Việt Nam sau chiến tranh hóa học của Mỹ, chiết xuất thuốc điều trị các bệnh nhiệt đới, cũng như tìm ra phương pháp lưu giữ, bảo quản và vận hành thiết bị quân sự. Tập thể cán bộ ở Trung tâm này đã nhận được Bằng khen của Tổng thống Nga, còn Thiếu tướng Nguyễn Hồng Dư - Tổng Giám đốc phía Việt Nam của Trung tâm – được Nhà nước Nga trao tặng Huân chương Hữu nghị.
Hồi cuối năm ngoái đã phát lệnh khởi động xây dựng tại Việt Nam thêm một cơ sở khác là Trung tâm Khoa học và công nghệ hạt nhân. Theo kế hoạch tạo lập Trung tâm được vạch ra ngay từ năm 2011, không hề có chuyện Việt Nam hủy bỏ chương trình điện hạt nhân. Chỉ là tạm gác, và khi đến thời điểm nước Cộng hòa trở lại với dự án nguyên tử hòa bình, chắc chắn cần phải sẵn có lực lượng nhân sự với trình độ cao về chuyên môn. Đào tạo chuẩn bị một đội ngũ như vậy là nhiệm vụ hệ trọng nhất của Trung tâm. Bởi như đã lưu ý tại cuộc gặp tháng 9 của Tổng thống Nga và Chủ tịch Việt Nam, khi nào khôi phục chương trình xây dựng nhà máy điện hạt nhân, Matxcơva sẽ được Hà Nội coi là đối tác ưu tiên lựa chọn số 1. Tại Trung tâm cũng sẽ thực hiện nghiên cứu các công trình ứng dụng, thực hiện đơn đặt hàng công nghiệp và nông nghiệp mà từ đó cho ra những sản phẩm đồng vị phóng xạ và thuốc men, phục vụ cả xuất khẩu.
Có một trung tâm khác ở Hà Nội – Trung tâm Khoa học và Văn hóa Nga - đã kỷ niệm 15 năm thành lập và hoạt động. Các sự kiện ở cơ sở này cuốn hút hàng chục nghìn công dân Việt Nam thuộc đủ mọi lứa tuổi.
Đó là các học sinh và sinh viên tham gia thi tìm hiểu và đấu trí kiến thức về đất nước Nga và tiếng Nga, thành quả chiến thắng là được quyền học tập miễn phí tại các trường đại học Nga.
Đó còn là những người về hưu trước đây từng có thời thanh xuân học tập, lao động, sinh sống ở nước Nga và không muốn mất nối kết liên lạc với xứ sở bạch dương vốn đã trở thành quê hương thứ hai của họ. Chính ở đây duy trì Tuần giảng dạy và giao lưu bằng tiếng Nga.
Trước thềm Năm Mới, 5 giáo viên tiếng Nga xuất sắc nhất Việt Nam và 5 gia đình có truyền thống thừa kế gắn với kiến thức ngôn ngữ Nga đã được biểu dương trao tặng Bằng Danh dự.
Còn PGS-TSKH Nguyễn Tuyết Minh, vị cố vấn khoa học của Quỹ Thế giới Nga tại Đại học Quốc gia Hà Nội, đã trở thành người Việt Nam thứ hai được nhận giải thưởng Nhà nước Nga - Huy chương Pushkin.
Người thứ nhất nhận tấm huy chương vinh dự này vào năm 2010 là ông Nông Đức Mạnh Tổng Bí thư BCH TƯ đảng Cộng sản Việt Nam.
Người thứ hai được trao giải – bà Tuyết Minh – đã có 65 năm trong đời gắn bó với tiếng Nga, từ khi là một trong số 100 sinh viên Việt Nam đầu tiên đến Matxcơva học tập. Suốt gần nửa thế kỷ, bà dạy tiếng Nga tại Hà Nội, làm việc trong nhóm tác giả và biên tập viên soạn bộ Đại Từ điển Việt-Nga xuất bản tại Matxcơva vào năm 2012.

(Ảnh: Ngày 9 tháng 7 năm 2010. Tổng thống Nga Dmitry Medvedev trao Huy Pushkin cho Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Nông Đức Mạnh để ghi nhận công lao "góp phần đưa hai nền văn hóa, hai dân tộc và hai quốc gia xích lại gần nhau và hiểu biết lẫn nhau hơn, phổ biến và nghiên cứu ngôn ngữ Nga, bảo tồn di sản văn hóa")



9
Kiến thức - cánh cửa mở ra tương lai
Đại sứ đặc mệnh toàn quyền của CHXHCN Việt Nam tại Nga, ông Ngô Đức Mạnh, cũng là người nhận học vấn đại học ở Matxcơva, trong ngôi trường danh tiếng – ĐHTH Quốc gia Lomonosov.
Ông đã rất phấn khởi thay mặt ban lãnh đạo đất nước trao Huân chương Hữu nghị, phần thưởng cao quý của Nhà nước Việt Nam tặng Đại học Tổng hợp Quốc gia Matxcơva mang tên Lomonosov, nơi đã đào tạo sinh viên Việt Nam từ năm 1956, và cho cá nhân Viện sĩ Viktor Sadovnichiy Hiệu trưởng ngôi trường nổi tiếng này.
Đại sứ Ngô Đức Mạnh khẳng định, học tập tại MGU luôn là mơ ước của các sinh viên Việt Nam, hàng nghìn người đã nhận học vấn đại học tại ngôi trường lừng danh thế giới này và đem những kiến thức từ MGU, từ nước Nga về phục vụ cho lợi ích của Tổ quốc Việt Nam đạt nhiều thành công.
Tất nhiên, các thanh niên Việt Nam đã và đang nhận được kiến thức cần thiết cho quê hương đất nước không chỉ ở ĐHTH Quốc gia Matxcơva.
Bắt đầu từ giữa những năm 70, có hàng chục trường đại học Nga được trao tặng Huân chương Việt Nam do có công lao đào tạo chuyên gia cho nước Cộng hòa.
Trong số các cơ sở Nga được nhận Huân chương Lao động hạng Nhất có Viện Năng lượng Matxcơva, Huân chương Hữu nghị - Học viện Kinh tế Quốc dân và Học viện Hành chính công trực thuộc Tổng thống LB Nga, Đại học Ngôn ngữ Quốc gia Matxcơva và Đại học Quốc gia Nghiên cứu Hạt nhân MEPhI. Vào niên học này, Nga dành cho Việt Nam con số kỷ lục về học bổng cho sinh viên theo đường Nhà nước - 958 suất.
Còn về số sinh viên Việt Nam được đào tạo hàng năm thì nước Nga hôm nay đã bắt kịp đà của Liên Xô từ những năm 1970 đến 1980: hơn 5.000 người.
Quan hệ đối tác của các trường đại học Nga và Việt Nam cũng đang không ngừng mở rộng.
Tại Đại học Hải Phòng chẳng hạn, việc giảng dạy tiếng Nga bị gián đoạn trong những năm 90 có thể sớm được phục hồi.
Điều đó được quy nhận trong Bản ghi nhớ hợp tác với ĐHTH Quốc gia ở thành phố Krasnodar của Nga. Trong số các sinh viên của Đại học Krasnodar hôm nay có 19 chàng trai cô gái là đại diện trẻ của cộng đồng người Việt ở địa phương.
Còn tại ĐHTH Liên bang Viễn Đông ở Vladivostok, tiếng Việt đã được dạy từ 40 năm qua.
Trong công việc này, các đồng nghiệp Nga nhận được sự hỗ trợ từ Đại học Hà Nội. Mới đây, bên lề Diễn đàn Kinh tế Đông, hai trường đại học đã ký Thỏa thuận hợp tác dự trù việc trao đổi sinh viên và giảng viên, cũng như mở Trung tâm tiếng Nga tại Đại học Hà Nội. Ngoài ra, Văn phòng đại diện thường trực của Đại học Hà Nội sẽ được khai trương tại Vladivostok và của trường Vladivostok - tại Hà Nội.

10
Tượng đài kỷ niệm tình anh em
Những đài kỷ niệm như vậy hiện hữu cả ở Nga và ở Việt Nam, bằng đá và bằng đồng. Công trình tượng đài đầu tiên vinh danh Chủ tịch Hồ Chí Minh được dựng tại Matxcơva, trên quảng trường mang tên Người.
Thứ hai là trong khuôn viên ĐHTH Quốc gia Saint-Peterburg, nơi nhà ái quốc Hồ Chí Minh lần đầu tiên đặt chân lên đất Nga vào năm 1923. Tại thành phố Ulyanovsk vùng Siberia quê hương của Lenin, đã khánh thành tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh có chiều cao hơn 9 mét. Pho tượng 5 mét không chỉ được làm từ đồng mà còn có cả vàng - trong quá trình đúc tượng Bác, hàng trăm người Việt sinh sống ở vùng Siberia đã đưa đồ vàng trang sức của họ góp vào nồi nấu dung dịch kim loại.
Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh thứ tư sẽ được dựng lên trong Năm Giao lưu chéo ở Vladivostok, thành phố vùng duyên hải Nga mà vị lãnh tụ cách mạng Việt Nam từng gọi là "cứu tinh" khi Người đang bị cảnh sát thực dân truy lùng. Bệ và tượng điêu khắc đã sẵn sàng. Hình ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh tái hiện trong tư thế đứng sau bục diễn giả, tay đặt lên cuốn sách trước mặt.
Trên đất Việt Nam có tượng đài Lenin ở trung tâm Hà Nội, đài tưởng niệm các nhân vật quân sự và dân sự Liên Xô, Nga và Việt Nam đã ngã xuống ở Cam Ranh, đài ghi ơn những chuyên gia người Nga qua đời trong lúc góp công xây dựng nhà máy thủy điện Hòa Bình. Có bức tượng bán thân của hai anh hùng Nga được dựng ở Việt Nam. Tượng phi hành gia German Titov, người nhiều năm lãnh đạo Hội Hữu nghị Nga-Việt, dựng ở vịnh Hạ Long, trên hòn đảo mà đích thân Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đặt tên theo danh tính nhà du hành vũ trụ này.
Và tượng kỷ niệm ông Viktor Gorbatko, chỉ huy đội bay quốc tế trên con tàu vũ trụ có phi công Phạm Tuân công dân Việt Nam đầu tiên bay vào không gian – dựng ở thành phố Phan Rang, trên địa bàn của liên doanh Nga-Việt về chế xuất muối biển.
Còn ở ngoại ô TP Hồ Chí Minh có tượng đài tưởng niệm các thủy thủ Nga đã nằm lại ở đất Việt Nam sau khi tham gia cuộc chiến Nga-Nhật hơn một thế kỷ trước.
Tượng đài Vladimir Lenin tại Hà Nội, Việt Nam
Ảnh: AFP/Hoang Dinh Nam

11
Càng gần nhau hơn
Các dân tộc chúng ta biết rất nhiều về nhau.
Ở cả hai nước đều tưởng nhớ nhóm người Việt đã tình nguyện tham gia đội ngũ Hồng quân và hiến dâng tính mạng cho đất Nga vì chiến thắng phát-xít Đức trong Thế chiến II. Ở Việt Nam theo hình mẫu Nga cũng bắt đầu tổ chức cuộc tuần hành của Trung đoàn Bất tử nhân kỷ niệm Ngày Chiến thắng.
Mọi người ở Việt Nam ghi nhớ sự đóng góp vật chất của Nga vào chiến thắng quân sự của đất nước trong thế kỷ 20, ghi công hàng chục nghìn người Nga đã chiến đấu và phục vụ trên đất Việt, ghi nhớ phong trào đoàn kết của nhân dân Nga với quy mô quốc gia nhắm chống lại những cuộc chiến xâm lược Việt Nam. Người Việt Nam cảm ơn Nga vì đã giúp đỡ xây dựng và đảm bảo duy trì hoạt động của Lăng Hồ Chí Minh – như Thiếu tướng Nguyễn Văn Cương nhắc tới trong cuộc phỏng vấn của Sputnik Vietnam.

Những người tham gia hoạt động "Trung đoàn Bất tử" tại Hà Nội
Trong những tình huống khẩn cấp, luôn có Nga sẵn sàng dành hỗ trợ nhân đạo cho Việt Nam.
Chẳng hạn, khi Việt Nam vất vả khắc phục hậu quả của cơn bão tháng 11 năm 2017, Nga là nước đầu tiên cấp 5 triệu USD hỗ trợ cư dân các tỉnh miền Trung bị thiên tai. Nhân đây cũng cần nói, Hoa Kỳ luôn tỏ ra giàu có hùng mạnh chỉ phân bổ có 1 triệu USD và là sau đó ba ngày.
Tại Nga tiến hành thường kỳ Ngày Văn hóa Việt Nam, Liên hoan phim Việt Nam, Triển lãm tác phẩm của các nghệ sĩ và nhiếp ảnh gia Việt Nam, tổ chức nhiều buổi biểu diễn của các đoàn nghệ thuật của người Việt.
Tại Matxcơva, Saint-Peterburg, Vladivostok luôn có những hội nghị khoa học dành quảng bá về lịch sử và những danh lam thắng cảnh của Việt Nam cũng như thân thế sự nghiệp của những nhân vật ưu tú nhất của dân tộc.
Những năm gần đây, tác phẩm của các nhà văn Việt Nam trong quá khứ và đương đại đến với người đọc Nga thông qua bản chuyển ngữ sang tiếng Nga như "Lạnh lùng" của Nhất Linh, "Cô gái đến từ hôm qua" của Nguyễn Nhật Ánh, truyện ngắn của Thụy Anh, Y Ban, Trần Thùy Mai…
Và độc giả Việt Nam có dịp làm quen với sáng tác của các nhà văn Nga nhờ vào chương trình "Thư viện dành cho Việt Nam", theo sáng kiến mà đích thân Tổng thống Nga khởi xướng. "Thư viện" độc đáo này cung cấp bản dịch sang tiếng Việt, xuất bản với lượng in lớn ở Nga và chuyển giao cho Việt Nam hơn 200 đầu sách là tác phẩm văn học Nga kinh điển cũng như hiện đại. Cũng xuất hiện không ít sách dịch từ tiếng Nga xuất bản tại Việt Nam, ví dụ, tập thơ của các tác giả Liên Xô và Nga nói về cuộc chiến chống phát-xít Hitler và khảo cứu về lịch sử gia tộc Putin từ giữa thế kỷ 17. Ông Hoàng Thúy Toàn, Hội viên danh dự của Hội Nhà văn Nga, dịch giả xuất sắc chuyển ngữ nhiều tác phẩm văn học Nga sang tiếng Việt, đã được trao tặng Huân chương Hữu nghị của Nhà nước Nga.
Đối với nhiều người Nga, Tết Nguyên đán cũng đã trở thành lễ hội truyền thống.
Đông đảo cư dân Matxcơva quan tâm đến sự kiện giới thiệu Đạo Mẫu của Việt Nam thời cổ, đã được UNESCO công nhận là một đối tượng di sản văn hóa phi vật thể của toàn nhân loại. Năm ngoái, Nga là một trong năm quốc gia ở ngoài Việt Nam tổ chức lễ hội Quốc Tổ tưởng niệm các Vua Hùng. Còn bây giờ không riêng Matxcơva và Saint-Peterburg mà ở hầu hết các trung tâm khu vực của nước Nga khai trương nhiều nhà hàng và quán cà phê Việt. Tại quần thể Trung tâm Văn hóa-Kinh doanh "Hà Nội" ở Matxcơva thường xuyên có Lễ hội Ẩm thực đường phố Việt Nam, hấp dẫn đông đảo thành viên tham gia và các vị khách.
Ngày càng nhiều du khách từ Việt Nam sang thăm Nga - năm ngoái, số này lên tới 70 nghìn người. Còn ở Việt Nam trong cùng năm tiếp đón dòng khách du lịch từ Nga đạt mức kỷ lục - hơn 606 nghìn người.
Tức là qua tám năm đã tăng trưởng gần gấp 8 lần. Người Nga đến Việt Nam không chỉ bằng các chuyến bay thẳng thường xuyên của "Aeroflot" và "Vietnam Airlines" từ phi trường quốc tế Matxcơva, mà còn nhờ chuyến bay của các hãng hàng không Nga khác từ hàng chục thành phố ở vùng Ural, Siberia và Viễn Đông.
Ngày càng nhiều du khách từ Việt Nam sang thăm Nga - năm ngoái, số này lên tới 70 nghìn người. Còn ở Việt Nam trong cùng năm tiếp đón dòng khách du lịch từ Nga đạt mức kỷ lục - hơn 606 nghìn người.
Tức là qua tám năm đã tăng trưởng gần gấp 8 lần. Người Nga đến Việt Nam không chỉ bằng các chuyến bay thẳng thường xuyên của "Aeroflot" và "Vietnam Airlines" từ phi trường quốc tế Matxcơva, mà còn nhờ chuyến bay của các hãng hàng không Nga khác từ hàng chục thành phố ở vùng Ural, Siberia và Viễn Đông.
Ngày 7 tháng 4 năm 2015. Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev trong chuyến thăm Việt Nam
Vì vậy, không có gì đáng ngạc nhiên khi thông qua kết quả các cuộc khảo sát thực hiện những năm gần đây Việt Nam luôn được đánh giá là quốc gia ASEAN nổi tiếng và được ưa chuộng nhất đối với người Nga. Còn theo chỉ số cuộc khảo sát thú vị nữa - về thiện cảm quốc tế dành cho nước Nga - thì người Việt Nam ở vị trí thứ nhất.
Củng cố và phát triển mạnh xu thế đó là mục tiêu của Năm Giao lưu chéo. Các hoạt động cơ bản của Giao lưu chéo trong lĩnh vực chính trị, kinh tế, khoa học, văn hóa-thể thao sẽ được hai nước Nga và Việt Nam song hành tổ chức từ giữa quý II năm nay cho đến giữa quý II năm sau.
Made on
Tilda